Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bị đau khớp thì tập thể dục như nào khi bị tiểu đường?

Viêm khớp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường. Vậy người bị đau khớp thì tập thể dục như nào để có thể “sống chung” với bệnh tiểu đường?

Những bệnh lý xương khớp ở người bệnh tiểu đường

Để biết người bị đau khớp thì tập thể dục như nào khi bị tiểu đường, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số biến chứng tiểu đường ở các khớp xương. 

Các biến chứng cơ xương khớp của bệnh tiểu đường xảy ra do các tổn thương thần kinh và mạch máu kết hợp với sự suy giảm đề kháng khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn. Trong đó, một số bệnh thường gặp là: 

– Hội chứng khớp vai đông cứng: khớp vai gần như bị hạn chế gần như hoàn toàn biên độ vận động, nhất là các động tác dạng và xoay vai. 

– Hội chứng vai tay: đau lan tỏa từ trên vai lan xuống đến bàn, ngón tay, đau rất nhiều kèm theo sưng phù, da tay đỏ, tím,… 

Người bị tiểu đường thường gặp các biến chứng về xương khớp, hạn chế vận động

– Viêm khớp/viêm đa khớp: người bệnh bị đau nhiều ở các khớp xương như gối, khớp háng, khớp vai, khuỷu tay và các ngón tay/chân. Tình trạng viêm khớp gối và khớp hông còn liên quan tới các vấn đề về thừa cân và béo phì khiến các khớp xương phải chịu áp lực lớn. 

Biến chứng ở khớp và tổ chức quanh khớp khiến người bệnh bị hạn chế vận động, thậm chí gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh có tâm lý “lười” vận động. 

Có thể bạn quan tâm: 

Người bị đau khớp thì tập thể dục như nào?

Mặc dù gặp một số khó khăn trong việc vận động nhưng người bệnh tiểu đường bị đau khớp vẫn nên duy trì thói quen tập thể dục. Việc luyện tập đúng cách có tác dụng hạn chế tình trạng cứng khớp và cải thiện khả năng vận động khớp của người bệnh. Việc người bị đau khớp thì tập thể dục như nào cho đúng sẽ quyết định tới hiệu quả của việc luyện tập. Theo đó, người bệnh nên tuân theo một số nguyên tắc sau: 

– Vận động nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, không vận động mạnh, không mang vác vật nặng gây quá tải khớp. 

– Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể lực và tình trạng sức khỏe. 

– Khởi động kỹ để giúp tăng lưu thông máu đến cơ bắp, giảm đau nhức cơ và giảm nguy cơ chấn thương.

Nên khởi động kỹ trước khi tập thể dục để hạn chế chấn thương

– Tập đúng động tác, đúng tư thế kết hợp với việc hít sâu, thở đều trong khi luyện tập, tập cho tới khi đổ mồ hôi. 

– Nâng dần mức độ tập luyện để tăng tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp, dây chằng ở vùng lưng.

Thời gian luyện tập luyện lý tưởng nhất là 30 phút/ngày và vận động ít nhất 5 ngày/tuần. Người bệnh có thể chia các buổi tập thành từng đợt kéo dài từ 10 – 15 phút. 

Lưu ý: Không luyện tập khi các khớp xương đang bị viêm cấp tính. 

5 động tác thể dục tốt cho người bị viêm khớp

Với người mắc bệnh tiểu đường bị đau khớp, những bài tập tại chỗ là lựa chọn phù hợp nhất. Người bệnh có thể luyện tập tại chỗ cho tới khi cơ thể đổ mồ hôi mà không cần phải di chuyển. Dưới đây là 5 động tác thể dục tốt cho người bị viêm khớp: 

Các động tác cải thiện vận động của chân

– Căng gối: nằm ngửa trên một mặt phẳng, dùng tay từ từ kéo 1 đầu gối vào phía ngực, giữ trong 8 – 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này 3 tới 6 lần và làm tương tự với bên đầu gối còn lại. 

– Bài tập căng gân kheo: nằm thẳng trên mặt thảm, hai chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với mặt thảm. Nâng chân phải lên, hai bàn tay đặt ở sau đùi rồi từ từ kéo chân phải về phía ngực cho tới khi thấy căng nhẹ. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi hạ chân xuống và đổi bên. Lặp lại động tác này 3 lần mỗi bên. 

Bài tập căng gân kheo

– Bài tập nhấc gót chân: đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay chống vào mạng sườn hoặc bám vào ghế giữ thăng bằng. Từ từ nhấc hai gót chân lên khỏi mặt đất, giữ trong vòng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác này 10 lần. 

Các động tác tốt cho ngực – bụng 

– Căng ngực: đặt lòng bàn tay lên tường, giữ cánh tay vuông góc với mặt tường và nhẹ nhàng ngả người về phía trước cho đến khi cảm thấy căng phần trên của vai và ngực. Giữ nguyên tư thế đó trong 8 – 10 giây, sau đó trở lại vị trí bắt đầu. Thực hiện động tác này từ 3 đến 6 lần.

– Gập bụng: nằm ngửa, bàn chân chạm xuống sàn, đầu gối co, 2 bàn tay đặt tay sau đầu. Từ từ kéo xương bả vai và khuỷu tay ra sau, khuỷu tay xòe ngang hai bên trong suốt bài tập này. Co cơ bụng, co vai và nâng lưng trên lên khỏi sàn, sau đó hạ xuống từ từ, phần lưng dưới luôn chạm sàn nhà.

Động tác gập bụng tốt cho người bị đau khớp 

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “người bị đau khớp thì tập thể dục như nào”. Người bệnh hãy duy trì việc luyện tập để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. 

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: