Chỉ số hba1c là một trong những chỉ số xét nghiệm hết sức quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh nhân có mắc tiểu đường hay không? Vậy chỉ số hba1c bao nhiêu là bị tiểu đường? Tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc này một cách chi tiết nhất nhé!
Mục lục
Chỉ số hba1c là gì?
Trong hồng cầu của chúng ta có 3 loại Hb đó chính là: Hba1, Hba2 và Hbf. Theo đó, hab1c chiếm đến 97% hồng cầu, Hba2 chỉ chiếm dưới 3% và Hbf chỉ tồn tại được ở bào thai. Hba1c chính là sự kết hợp của hemoglobin và đường glucose. Hay nói cách khác, chúng ta có thể hiểu đây là một loại hemoglobin đặc biệt.
Chỉ số hba1ca là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm tiểu đường. Vì hemoglobin bình thường luôn có sự gắn kết với glucose trong máu. Nên khi nồng độ glucose trong máu tăng cao trong thời gian đủ lâu thì sẽ sinh ra phản ứng với hemoglobin mà không cần chất xúc tác chính là sự glycosyl hóa.
Nồng độ Hba1c sẽ được xem là tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trong máu bệnh nhân trung bình 6 – 12 tuần trước. Chính vì thế, người bệnh có thể sử dụng chỉ số Hba1c để đánh giá nồng độ glucose trung bình trong máu từ 2 – 4 tháng trước. Bệnh nhân xét nghiệm Hba1c sẽ được lấy một mẫu máu nhỏ đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích và tính toán theo tỷ lệ phần trăm hemoglobin của máu như thế nào.
Chỉ số Hba1c bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Chỉ số Hba1c sẽ được đo theo đơn vị phần trăm (%) hoặc mmol/mol. Tuy nhiên tại các bệnh viện và cơ sở y tế của Việt Nam, chỉ số Hba1c được tính theo đơn vị phần trăm (%). Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ (ADA), chỉ số Hba1c sẽ được đọc tương ứng với các trường hợp sau đây:
- Chỉ số Hba1c an toàn cho người bình thường là ở mức 5,5 – 5,7%.
- Chỉ số Hba1c đối với những người tiền đái tháo đường là 5.7 – 6.4%.
- Chỉ số Hba1c đối với bệnh nhân tiểu đường ở mức trên 6,5%.
Nếu như chỉ số Hba1c của người được làm xét nghiệm ở mức trên 6,5% thì chắc chắn bệnh nhân đã bị tiểu đường và cần điều trị ngay.
Có thể bạn quan tâm:
Tại sao cần kiểm soát chỉ số Hba1c của bệnh nhân tiểu đường?
Chỉ số Hba1c dùng để phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng. Chỉ số này có tác dụng giúp cho bệnh nhân và bác sĩ có kế hoạch điều trị bệnh hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo. Việc xét nghiệm chỉ số Hba1c còn giúp cho bệnh nhân tiểu đường ngăn chặn được các biến chứng như: tim, mắt, thận, thần kinh…khi đường huyết tăng quá cao.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) thì bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát chỉ số Hba1c dưới 6,5%. Nhưng với mỗi một bệnh nhân khác nhau lại có mục tiêu kiểm soát chỉ số Hba1c khác nhau:
- Đối với những người khỏe mạnh mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường mục tiêu kiểm soát chỉ số Hba1c <6,5%
- Đối với những bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thì mục tiêu kiểm soát chỉ số Hba1c <7,0%.
- Đối với những bệnh nhân trẻ em bị mắc tiểu đương thì mục tiêu kiểm soát chỉ số Hba1c là < 7,5%.
- Đối với những người đã từng bị hạ đường huyết thì mục tiêu kiểm soát Hba1c là <8,0%.
Cách kiểm soát chỉ số Hba1c ở mức an toàn?
Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 nên thực hiện xét nghiệm Hba1c mỗi năm từ 2 – 5 lần. Tốt nhất là nên xét nghiệm chỉ số Hba1c cho bệnh nhân tiểu đường khoảng 3 tháng/1 lần để có cách kiểm soát đường huyết trong máu nhất. Để kiểm soát chỉ số hba1c luôn ở mức an toàn các bạn cần thực hiện những việc sau:
Kiểm soát tốt chế độ ăn uống hàng ngày
Đối với những bệnh nhân tiểu đường, một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý cho các bạn khi thiết lập chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường:
- Hạn chế tối đa việc nạp vào cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh mì trắng, bánh kẹo ngọt…
- Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ, nhất là các loại chất xơ hòa tan có trong những loại rau như: rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp…
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm và chất béo lành mạnh từ quả bơ, hạt óc chó, hạt macca…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều cholesterol.
- Ăn nhiều trái cây ít ngọt để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nên ăn nhạt hạn chế muối.
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Cân nặng có tác động trực tiếp lên quá trình kiểm soát chỉ số Hba1c của bệnh nhân tiểu đường. Nếu như bạn bị thừa cân béo phì vớ nhiều vùng mỡ tích tụ thì nên tăng cường tập luyện để có thể đốt cháy năng lượng, giảm mỡ nội tạng và hạn chế tình trạng kháng Insulin. Theo khuyến cáo bệnh nhân nên giảm tối thiểu 5 – 10% trọng lượng cơ thể.
Tăng cường tập thể dục, thể thao
Việc tham gia các hoạt động thể dục, thể thao có thể giúp tăng sức chịu đựng cho hệ thống tim mạch và điều hòa đường huyết tốt hơn. Tùy vào thể trạng từng người mà bác sĩ sẽ khuyến cáo cho bệnh nhân các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp. Nhưng tối thiểu 1 ngày, các bạn cũng nên dành ra 30 phút để tập luyện. Việc này sẽ giúp cho cơ thể tiêu thụ glucose một cách dễ dàng từ đó làm giảm lượng đường trong máu.
Hạn chế stress giữ tâm trạng thoải mái
Lượng đường huyết trong cơ thể cũng tăng cao khi có sự căng thẳng về tâm lý. Vì khi bị stresss, cơ thể sẽ có xu hướng tăng tiết chất cortisol đây là 1 loại hormone có khả năng đối kháng và làm giảm sự nhạy insulin trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn tới việc đường huyết có xu hướng gia tăng. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần phải có lối sống lạc quan, vui chơi giải trí lành mạnh để giúp cân bằng tâm lý và cảm xúc tốt hơn.
Dùng thảo dược thiên nhiên
Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để ổn định đường huyết đã được chứng minh mang đến hiệu quả vượt trội và an toàn cho sức khỏe bệnh nhân. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các loại thảo dược như: khổ qua, quế chi, lá Neem, dây thì canh…có khả năng ổn định đường huyết rất tốt.
Đặc biệt là dây thìa canh được xem là “khắc tinh của bệnh tiểu đường”. Thảo dược này đã được sử dụng trị bệnh tiểu đường từ cách đây hơn 2000 năm tại Ấn Độ. Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của dây thìa canh ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả.
Tuy nhiên, các bạn lưu ý chỉ nên dùng dây thìa canh được trồng theo quy trình chuẩn hóa để đảm bảo chất lượng. Dây thìa canh được trồng tại vườn dược liệu Hải Hậu – Nam Định đạt chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới WHO. So sánh dây thìa canh được trồng chuẩn hóa với dây thìa canh bán ngoài thị trường cho thấy. Dây thìa canh khô bán ngoài thị trường có nhiều hạn chế: dễ bị lẫn tạp chất, nhiễm thuốc trừ sâu và hóa chất…có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó, việc sử dụng dây thìa canh chuẩn hóa sẽ yên tâm hơn vì hàm lượng dưỡng chất cao và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây đã giúp cho các bạn giải đáp thắc mắc chỉ số Hba1c bao nhiêu là bị tiểu đường? Từ đó các bạn có thể duy trì được chỉ số hba1c phù hợp với sức khỏe bản thân nhé!
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!