Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

7 chỉ số sinh học cần được lưu ý với người tiểu đường

Với người bệnh tiểu đường, việc theo dõi các chỉ số sinh học là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về 7 chỉ số sinh học cần được lưu ý với người tiểu đường.

7 chỉ số sinh học cần được lưu ý với người tiểu đường

Để xác định tình trạng bệnh và đưa ra các phương án điều trị tối ưu nhất, người mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi 7 chỉ số sinh học:

– Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: được xác định ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. 

– Chỉ số đường huyết lúc đói: người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm. 

– Chỉ số đường huyết sau ăn: được xác định sau khi ăn ít nhất 1 – 2 tiếng. 

– Chỉ số đường huyết lúc đi ngủ: được đo trước khi đi ngủ. Chỉ số này thường được chú ý hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi. 

Người bệnh tiểu đường nên lưu ý kiểm soát tốt các chỉ số về sức khỏe

– HbA1c: chỉ số đường huyết trung bình 3 tháng. 

– Chỉ số huyết áp: nên đo hằng ngày. 

– Chỉ số lipid máu: nên kiểm tra 6 tháng/lần. 

Việc kiểm soát tốt 7 chỉ số sinh học cần được lưu ý với người tiểu đường sẽ góp phần hạn chế được các biến chứng tăng nặng, đảm bảo sức khỏe của người bệnh. 

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Với người bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhằm đạt được những mục tiêu về các chỉ số sinh học. 

Các chỉ số đường huyết

Sức khỏe của người bệnh tiểu đường sẽ ổn định nếu duy trì được chỉ số đường huyết ở những ngưỡng sau: 

– Chỉ số đường huyết lúc đói: 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L);

– Chỉ số đường huyết lúc no (sau khi ăn 2 giờ): <180 mg/dL (10.0 mmol/L);

– Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: < 180 mg/dL (10 mmol/l); 

– Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ: 90-150(mg/dL);

Các chỉ số đường huyết là thước đo sức khỏe của người bệnh tiểu đường

– HbA1c < 6,5% (48mmol/mol) với người bệnh không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có hại của thuốc. 

– HbA1c < 8% (64mmol/mol) với những người có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi, xuất hiện các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm.

Nếu đã đạt mục tiêu chỉ số đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao thì cần tiếp tục điều chỉnh chỉ số đường huyết sau ăn.

Các chỉ số khối cơ thể, huyết áp và lipid máu

Chỉ số huyết áp và lipid máu cũng là 2 trong  7 chỉ số sinh học cần được lưu ý với người tiểu đường. Mục tiêu về các chỉ số huyết áp, lipid máu sẽ được xác định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh tiểu đường. 

Với huyết áp, người bệnh cần duy trì huyết áp tâm thu < 140mmHg, tâm trương < 90mmHg. Nếu đã xuất hiện các biến chứng trên thận thì người bệnh cần duy trì huyết áp < 130/85 – 80mmHg. 

Người bệnh tiểu đường cũng cần thường xuyên kiểm tra huyết áp 

Với chỉ số lipid máu, người bệnh cần duy trì ở những ngưỡng sau: 

– LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmol/L) nếu chưa có biến chứng tim mạch;

– LDL cholesterol < 70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch;

– Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L);

– HDL cholesterol > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và > 50mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.

Để có thể duy trì được những chỉ số trên ở mức độ ổn định, người bệnh cũng cần kiểm soát tốt cân nặng, không để bị thừa cân hoặc béo phì. 

Những cách giúp kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe cho người bệnh tiểu đường 

Dưới đây là những việc bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý để duy trì sức khỏe, phòng tránh các biến chứng phức tạp của bệnh: 

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học

Tỷ lệ các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định như sau:

– Protein: 1-1,5g/kg/ngày, tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần. Protein nên được bổ sung từ cá, các loại đậu, sữa ít béo/ít đường và các sản phẩm từ sữa, nấm, trứng gà, …

– Lipid: chiếm khoảng 25 – 30% tổng số năng lượng khẩu phần. Các chất béo có lợi nên sử dụng là cá hồi, cá ngừ, chất béo từ thực vật, dầu oliu, …

Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám

– Glucid: nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên sử dụng tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, hạn chế các tinh bột tinh chế. 

– Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại trái cây có chứa ít đường. 

Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi của các chỉ số đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Luyện tập đúng cách hằng ngày

Vận động đúng cách cũng là phương pháp giúp kiểm soát tốt 7 chỉ số sinh học cần được lưu ý với người tiểu đường. Hình thức luyện tập an toàn và phù hợp nhất là đi bộ khoảng 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Những người bị tiểu đường có các biến chứng đau khớp có thể chia thành 2 – 3 lần đi bộ mỗi ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. 

Hình thức luyện tập phù hợp nhất với người bệnh tiểu đường là đi bộ

Với những người bị tiểu đường không gặp các biến chứng trên xương khớp và thể lực tốt có thể tập thêm các môn thể thao khác như chạy bộ, bơi lội, nâng tạ, chống đẩy, đạp xe đạp, … Mỗi ngày luyện tập từ 30 tới 60 phút tùy theo tình hình sức khỏe. Mỗi tuần không nên nghỉ tập quá 2 ngày liên tiếp. 

Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ 

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ liệu trình. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng thêm một số bài thuốc trị tiểu đường từ mướp đắng, lá ổi, dây thìa canh, giảo cổ lam, … Những thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thảo dược này cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Trên đây là 7 chỉ số sinh học cần được lưu ý với người tiểu đường. Kiểm soát tốt những chỉ số này chính là chìa khóa giúp người bệnh khỏe mạnh hơn và không mắc các biến chứng tăng nặng của bệnh. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: