Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Biến chứng bàn chân đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Biến chứng bàn chân đái tháo đường là một trong những biến chứng đặc biệt nguy hiểm. Nó có khả năng dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử chi dưới. Chính vì thế mà bệnh nhân tiểu đường cần phải tìm cách ngăn chặn và xử trí biến chứng này càng sớm càng tốt. 

Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về biến chứng bàn chân đái tháo đường nhé!

Người già trên 60 tuổi bị tiểu đường có nguy cơ gặp biến chứng bàn chân đái tháo đường. 

Nguyên nhân gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường 

Bàn chân đái tháo đường hay còn gọi là bệnh lý bàn chân do đái tháo đường gây ra. Đây là hiện tượng các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây viêm loét, thậm chí là hoại tử phần da và tổ chức mô tại bàn chân. Theo ước tính của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng từ 4 – 10% bệnh nhân bị biến chứng bàn chân đái tháo đường. Trong đó từ 1 – 4% là bị viêm loét nặng gây tổn thương. 

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, biến chứng bàn chân đái tháo đường có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây: 

  • Bệnh lý đa dây thần kinh ngoại vi gây mất hoặc giảm cảm giác bảo vệ ở chân. Khiến cho bệnh nhân dù bị thương ở chân cũng không thể nhận biết được khiến cho vết thương không được kịp thời cứu chữa gây ra lở loét. 
  • Bệnh lý mạch máu ngoại biên do đường huyết tăng cao sẽ gây cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cho các vết thương trên da lâu lành hơn dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng khiến cho da vùng đó dễ bị lở loét hoặc hoại tử. 
  • Tổn thương dây thần kinh vận động dẫn đến yếu cơ, teo cơ và liệt nhẹ. Từ đó dẫn đến tình trạng bàn chân bị biến dạng, xuất hiện thêm những điểm tăng áp lực gây chai chân, chai dày kết hợp với vận động nhiều dẫn đến tổn thương, rách chân, viêm tổ chức da lâu dần dẫn đến loét. 
  • Một nguyên nhân hay gặp nữa đó là do tổn thương dây thần kinh cảm giác nên khiến cho cơ thể giảm tiết mồ hôi. Điều này sẽ khiến cho da giảm khả năng tự vệ đối với sự xâm nhập của các loại vi sinh vật, từ đó khiến cho da khô nứt nẻ, dễ bị nhiễm khuẩn bàn chân. 

Biến chứng bàn chân đái tháo đường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Cách nhận biết các triệu chứng và biến chứng bàn chân đái tháo đường 

Vì biến chứng bàn chân đái tháo đường rất nguy hiểm nên các bệnh nhân cần biết cách nhận biết sớm để hạn chế hậu quả. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng: 

  • Cảm giác tê bì, ngứa rát, phồng rộp hoặc mất cảm giác ở bàn chân. 
  • Bàn chân xuất hiện những vệt đỏ hay thay đổi sắc tố trên da, có hoặc không thấy chảy dịch và cảm giác nóng rát. 
  • Khi da bị nhiễm trùng và hoại tử sẽ có các dấu hiệu như: sốt cao, ớn lạnh, tay chân mẩn đỏ, sốc…
  • Biến dạng xương ngón chân hay bàn chân bị dịch chuyển thậm chí là bị gãy. 
  • Loét bàn chân gây hoại tử, áp xe…

Những biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường 

Mặc dù biến chứng bàn chân đái tháo đường rất nguy hiểm. Nhưng nếu các bạn biết chăm sóc đúng cách hoặc điều trị dự phòng trước thì có thể ngăn chặn biến chứng xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cho các bạn tham khảo: 

Kiểm soát đường huyết chính là cách hiệu quả giúp ngăn chặn biến chứng bàn chân đái tháo đường. 

  • Kiểm soát đường huyết trong cơ thể bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ cùng vitamin khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường không tốt cho sức khỏe. 
  • Mỗi ngày nên rửa chân sạch sẽ bằng nước ấm hoặc xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ rồi lau sạch chân bằng khăn bông mềm. Thoa kem dưỡng ẩm với trường hợp bị khô da chân. 
  • Thường xuyên kiểm tra bàn chân xem có các vết loét, tổn thương, mụn nước hay vết chai sạn nào không? Nếu có cần phải có biện pháp điều trị kịp thời tránh tình trạng nhiễm khuẩn. 
  • Tăng cường tập thể dục thể thao mỗi ngày để kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu một chỗ sẽ khiến cho máu huyết kém lưu thông trên chân. 
  • Đi giày hoặc dép được thiết kế bọc kín, ôm sát bàn chân. Chất liệu giày dép mềm mại, thoáng khí không gây tổn thương cho chân. 
  • Nên hạn chế uống rượu bia, cai thuốc lá và không sử dụng chất kích thích. 
  • Nên kiểm tra đường huyết mỗi ngày và đi khám định kỳ theo lịch nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. 
  • Kết hợp sử dụng thuốc trị bệnh Tây y với các loại thảo dược thiên nhiên như dây thìa canh để giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn biến chứng bàn chân đái tháo đường hiệu quả. 

Lưu ý: 

Khi sử dụng dây thìa canh, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý chỉ nên chọn dây thìa canh được trồng chuẩn hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay tại Việt Nam có vườn dược liệu trồng dây thìa canh của công ty Nam Dược là đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hái đến chế biến đều được tuân theo quy trình hết sức nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng. Dây thìa canh chuẩn hóa của Nam Dược được chiết xuất thành viên uống giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả. 

Như vậy, biến chứng bàn chân đái tháo đường tuy rất nguy hiểm. Nhưng nếu biết cách chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh lý và ngăn chặn biến chứng hiệu quả. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: