Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Đái tháo đường có nguy hiểm không? Bệnh nhân có thể sống được bao nhiêu lâu?

Theo thống kê tại Việt Nam hiện đang có khoảng 3,5 triệu bệnh nhân đái tháo đường và số lượng này sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040. Và căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm đó chính là đái tháo đường có nguy hiểm không? Và bệnh nhân có thể sống được bao lâu nữa? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Đái tháo đường là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này:

Đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu ở mức cao. 

Đái tháo đường là gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi đái tháo đường có nguy hiểm không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đái tháo đường là gì? Đái tháo đường hay còn có tên gọi khác là tiểu đường. Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Nguyên nhân do cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất đường, đạm, mỡ và chất khoáng.

Khi mắc đái tháo đường, bệnh nhân sẽ không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ thức ăn hàng ngày để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể. Lượng đường trong máu quá cao dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe. Bệnh đái tháo đường sẽ được chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Tiền đái tháo đường 

Giai đoạn này, bệnh nhân bị rối loạn dung nạp glucose khiến cho đường huyết trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Triệu chứng thì khá mờ nhạt chỉ có một số dấu hiệu như: 

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đi tiểu nhiều hơn mức bình thường
  • Khát nước, háo nước dù đã uống đủ. 
  • Mắt mờ…

Luôn cảm thấy khát nước, háo nước chính là triệu chứng của đái tháo đường. 

Giai đoạn 2: Đái tháo đường tuýp 2

Nếu như giai đoạn tiền đái tháo đường, bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển qua giai đoạn 2. Giai đoạn đái tháo đường tuýp 2, lúc này insulin đã bắt đầu không được sản xuất đủ cho cơ thể. Kết hợp với hiện tượng kháng insulin khiến cho lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến các triệu chứng: 

  • Cảm thấy khát nước liên tục. 
  • Đi tiểu nhiều hơn nhất là vào ban đêm
  • Sút cân nhanh không rõ lý do. 
  • Ăn nhiều nhưng lại cảm thấy nhanh đói. 
  • Da mẩn ngứa
  • Tê tay chân, cảm giác chân như có kiến bò…

Bệnh nhân đái tháo đường có cảm giác tê bì chân tay. 

Giai đoạn 3: Đái tháo đường biến chứng

Ở giai đoạn này, đái tháo đường đã tiến triển nặng và gây ra các biến chứng tại các bộ phận như: mắt, hệ thần kinh, mạch máu, thận…Bệnh nhân cần được thăm khám và xác định các tổn thương trên cơ thể để có phương án điều trị thích hợp. 

Giai đoạn 4: Đái tháo đường giai đoạn cuối 

Đái tháo đường ở giai đoạn 4 là đã bước vào giai đoạn cuối. Bệnh có xu hướng diễn biến nặng hơn với hàng loạt các biến chứng xuất hiện. Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như: 

  • Biến chứng suy thận, suy giảm chức năng của thận.
  • Biến chứng trên tim mạch với bệnh lý: động mạch ngoại biên, mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim…Hơn 70% bệnh nhân đái tháo đường giai đoạn cuối tử vong vì biến chứng tim mạch. 
  • Biến chứng trên mắt với các biểu hiện: xuất huyết võng mạc, đục thủy tinh thể cuối cùng là mất thị lực – mù lòa. 
  • Biến chứng về hệ thần kinh: mất cảm giác, nhiễm trùng, loét bàn chân…

Đái tháo đường ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến đột quỵ gây tử vong. 

Đái tháo đường có nguy hiểm không

Theo nghiên cứu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới IDF hiện nay trên thế giới có đến 415 triệu người và số lượng này có xu hướng tiếp tục tăng lên 642 triệu người trong năm 2040. Đái tháo đường được xem là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam so với ung thư và tim mạch. Chỉ tính riêng trong năm 2017 đái tháo đường đã cướp đi sinh mạng của 29.000 người. 

Các chuyên gia Nội tiết cảnh báo, bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ có tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Trong đó tỷ lệ tử vong do các biến chứng về bệnh mạch vành cao gấp 1,8 lần và do tai biến mạch máu não cao gấp 2,4 lần. Ta thấy dù y học hiện đại đang ngày càng phát triển nhưng không đồng nghĩa với việc giảm thiểu được số người tử vong do đái tháo đường. 

Nếu như phát hiện bệnh càng sớm và có phương án điều trị phù hợp, người bệnh sẽ có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn. Ngược lại với những trường hợp phát hiện bệnh muộn khi đã ở giai đoạn 3,4. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Bệnh nhân đái tháo đường muốn sống lâu phải biết kiểm soát đường huyết. 

Bệnh nhân đái tháo đường có thể sống được bao lâu?

Như vậy, chúng ta thấy đái tháo đường rất nguy hiểm đối với tính mạng và sức khỏe của con người. Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC tiến hành trên 20.000 người Mỹ ở độ tuổi trên 50 tuổi mắc đái tháo đường từ năm 1998 đến 2012 cho thấy. Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân đái tháo đường thấp hơn người bình thường từ 4-6 năm. 

Tuổi thọ trung bình của người bệnh đái tháo đường sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc sức khỏe và liệu trình điều trị bệnh. Những người có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên xét nghiệm đường huyết định kỳ và sử dụng thuốc điều trị kịp thời sẽ kéo dài được tiểu thọ lâu hơn. 

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh chính là cách kiểm soát đường huyết tốt nhất.

Giải pháp ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng của bệnh đái tháo đường 

Để kéo dài tuổi thọ và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, các bạn cần thực hiện tốt những việc sau đây:

Kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày 

Khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường cần phải được giảm các chất bột, đường, hạn chế muối và các chất béo xấu. Tăng cường ăn nhiều thực phẩm như rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể khỏe mạnh. Hạn chế ăn các thực phẩm được chế biến chiên rán và tăng cường ăn đồ dạng hấp, luộc. 

Thường xuyên vận động thể dục, thể thao

Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập luyện thể dục, thể thao. Tối thiểu 5 ngày/  1 tuần. Điều này sẽ giúp cho cơ thể tăng cường trao đổi chất, giảm đường huyết và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả. 

Hạn chế uống rượu và đồ uống có cồn sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi biến chứng đái tháo đường. 

Hạn chế và ngưng uống rượu 

Rượu có thể làm cho đường huyết của bạn tăng vọt và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh. Nên khi các bạn bị đái tháo đường cần tuyệt đối kiêng rượu để bảo vệ sức khỏe. 

Thứ tư tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ đề ra 

Khi bị đái tháo đường, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đề ra. Bệnh nhân cần phải uống và sử dụng thuốc đúng liều. Thường xuyên tái khám định kỳ 1-3 tháng để kiểm tra chỉ số đường huyết. 

Như vậy, chúng ta thấy bệnh đái tháo đường không quá nguy hiểm nếu biết tìm cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu các bạn có thể kế hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao thì sức khỏe và tuổi thọ sẽ gia tăng đáng kể đấy. 

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: